CÂU CHUYỆN01.
Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân, Hiến pháp mới tiếp tục kế thừa nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước của các Hiến pháp trước đó là quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, so với các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 2013 khẳng định quyền lực nhà nước không chỉ là thống nhất, phân công, phối hợp mà còn được kiểm soát. Đây là một nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân nên quyền lực phải được kiểm soát. Kiểm soát quyền lực có thể thực hiện bằng cơ chế kiểm soát bên trong nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước theo luật định và thông qua cơ chế bên ngoài nhà nước. Đó là sự kiểm soát của các tổ chức Đảng, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của các tổ chức xã hội và cá nhân công dân.
Từ nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Điều 6 Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung phương thức Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, trước đó tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND các cấp. Dân chủ trực tiếp được thực hiện qua nhiều cách thức khác nhau, qua việc trưng cầu dân ý, qua việc tham gia quản lý nhà nước, thông qua hoạt động giám sát.
Xem
GIÁ TRỊ02.
Quyền giám sát của Nhân dân đối với bộ máy nhà nước được thể hiện nhất quán thông qua nhiều quy định trong Hiến pháp năm 2013, trong đó phải kể đến việc kế thừa và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể Nhân dân của các Hiến pháp trước đó, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992. Lần đầu tiên, quyền giám sát của Nhân dân thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc trở thành quyền hiến định, thể hiện quyền và trách nhiệm tham gia xây dựng xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc. Trước đây, quyền giám sát của Mặt trận Tổ quốc được ghi nhận trong một số văn bản luật và quy chế ở một số lĩnh vực như giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát đầu tư cộng đồng, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì nay, với Hiến pháp mới, Mặt trận Tổ quốc có quyền giám sát cả hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện chức năng phản biện xã hội.
Xem
TẦM NHÌN03.
Để thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ quan nhà nước, người dân phải có quyền nắm bắt các thông tin chung của đất nước, kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tại Điều 25 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền tiếp cận thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Có thể khẳng định rằng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin là nền tảng đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tạo khả năng lên tiếng của người dân, cho phép người dân tham gia vào các hoạt động của Nhà nước. Mặt khác, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là cơ sở, nền tảng để thực hiện các quyền khác của công dân như quyền khiếu nại, tố cáo, trưng cầu ý kiến. Quy định này của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng để tới đây chúng ta luật hóa các quyền đó, góp phần hoàn thiện cơ chế giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước.
Xem