CÂU CHUYỆN

CÂU CHUYỆN
Ngày đăng:

Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân, Hiến pháp mới tiếp tục kế thừa nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước của các Hiến pháp trước đó là quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, so với các Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 2013 khẳng định quyền lực nhà nước không chỉ là thống nhất, phân công, phối hợp mà còn được kiểm soát. Đây là một nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân nên quyền lực phải được kiểm soát. Kiểm soát quyền lực có thể thực hiện bằng cơ chế kiểm soát bên trong nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước theo luật định và thông qua cơ chế bên ngoài nhà nước. Đó là sự kiểm soát của các tổ chức Đảng, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của các tổ chức xã hội và cá nhân công dân.

Từ nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Điều 6 Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung phương thức Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, trước đó tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND các cấp. Dân chủ trực tiếp được thực hiện qua nhiều cách thức khác nhau, qua việc trưng cầu dân ý, qua việc tham gia quản lý nhà nước, thông qua hoạt động giám sát.

Trích "Quy định về quyền giám sát của Nhân dân trong Hiến pháp"

Cơ quan giám sát Việt Nam Hùng Cường 927 ra đời nhằm mục đích thay nhân dân thực hiện quản lý nhà nước, thông qua hoạt động giám sát này. 

 

 

0
Map
Zalo
Hotline